Đây là 2 từ khóa rất dễ bị hỏi và bắt bẽ trong các buổi interview, hi vọng bài này sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được bản chất của 2 từ khóa này.
- Bandwidth: là tốc độ một thiết bị có thể gửi dữ liệu trên một đường truyền nhanh đến mức nào. Một trong những ví dụ kinh điển là đường cao tốc có 4 lane chạy cùng một chiều. Cả 4 lane đều đông xe và di chuyển với tốc độ nhanh nhất , trong trường hợp này đường cao tốc là bandwidth.
- Throughput: có nghĩa là bao nhiêu bit thực sự được truyền đi giữa 2 máy tính, hoặc tỉ lệ trung bình thành công các message được gửi đi qua kênh truyền. Dữ liệu này có thể được truyền qua đường truyền vật lý hay logic. Cũng với ví dụ xe ô-tô lúc nãy, giả sử một chiếc xe đại diện cho một gói tin 64KB, một vòng đi và về của xe trên cùng một tuyến đường trong một đơn vị thời gian (thường là mili giây) gọi là throughput.
Để dễ hiểu hơn nữa, mình sẽ đưa ra một ví dụ qua công thức tính:
Giả sử chúng ta có:
- Tất cả kết nối giữa các ISP đều là 45Mbps
- Tất cả thiết bị đều có TCP window là 64KB (65535 byte)
- Các thiết bị thực hiện testing đều kết nối trực tiếp đến ISP của mỗi vùng
- Chỉ có các traffic của thiết bị thực hiện testing trên đường truyền
- Không có nghẽn mạng giữa các node
- Không có mất gói tin giữa các node
- RTT (round trip time) giữa server (New York) đến client (Chicago) là 30ms
- RTT (round trip time) giữa servẻ (New York) đến client (Japan) là 20ms
Ta có mô hình như trên. Công thức tính throughput của upload/download giữa các node như sau:
TCP throughput NY to Chicago = (64000 bytes x 8) bits / 0.03 second = 17066666 bps = 17Mbps
TCP throughput NY to Japan = (640000 bytes x 8) bits / 0.03 second = 2560000 bps = 2.56Mbps
Đó là TCP throughput lí thuyết dưới điều kiện giả định, cả 2 client ở Chicago và Japan sẽ không thể đạt tới 45Mbps. Do đó, cả 2 chỉ sử dụng tới 37% và 5.6% của bandwidth.
Vậy, với trường hợp thứ nhất (37%) sẽ có thể có 3 client cùng sử dụng chuyển dữ liệu mà không xảy ra overutilization, với trường hợp thứ hai (5.6%) có thể lên đến 17.5 client.
Đến đây có một số bạn sẽ thắc mắc rằng: tại sao lại lấy tcp window chia cho rtt. Mình sẽ có một bài viết sao giải thích tại sao tcp window và tính quan trong của nó.